Tử cung to hơn bình thường khi mang thai có sao không?

Tử cung được xem là ngôi nhà an toàn nuôi dưỡng em bé trong suốt thai kỳ, lớn lên cùng sự phát triển của em bé. Nhưng cũng có trường hợp tử cung to bất thường trong thai kỳ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eveline để hiểu rõ hơn tử cung to hơn bình thường khi mang thai có sao không? những thay đổi kỳ diệu của tử cung và cả những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nhé!

Kích thước tử cung khi mang thai như thế nào là bình thường?

Tử cung là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ, có hình dáng giống quả lê lộn ngược nằm giữa bàng quang và trực tràng. Tử cung của phụ nữ trưởng thành có kích thước trung bình khoảng 8x5x3cm, nặng khoảng 50-100gr. Sau 9 tháng thai kỳ, tử cung sẽ lớn hơn nhiều lần so với ban đầu, kích thước khoảng 30x23x20 cm, nặng khoảng 1kg. Nếu mang đa thai, kích thước của tử cung sẽ tăng nhanh hơn so với thai đơn.

Tử cung to hơn bình thường khi mang thai 
Tử cung to hơn bình thường khi mang thai

1. Kích thước của tử cung 3 tháng đầu thai kỳ

Khi bắt đầu có thai tử cung to hơn bình thường. Tuy nhiên, tháng đầu tiên, tử cung to lên không đáng kể, kích thước tương đương với một quả quýt lớn. Đến tuần 11, kích thước của tử cung lớn bằng 1 quả cam. Sang tuần 12, em bé trong bụng mẹ phát triển nhanh, tử cung to lên và vượt ra ngoài khung xương chậu. Thời điểm này, tử cung sẽ đè lên bàng quang, khiến cho mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn, có thể gây táo bón, trĩ…

Tam cá nguyệt đầu tiên được xem là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Hệ thống thần kinh, não, tuỷ sống, hệ tuần hoàn cũng như các bộ phận trên cơ thể em bé (tay, chân, mắt, mũi…) đều hoàn thiện. Chính vì vậy, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất để thai nhi phát triển toàn diện. Trung bình mỗi ngày, mẹ bầu cần cung cấp 2.300-2.400 kcal/ngày, Axit Folic khoảng 400-800 mcg/ngày, Protein khoảng 85-90g/ngày, Sắt khoảng 36-40mg/ngày, Vitamin A 600 mcg/ngày, Canxi khoảng 1.200 mg/ngày…

Thực tế cho thấy, dù ăn uống theo chế độ dinh dưỡng đủ chất nhưng mẹ vẫn có thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cần thiết. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng trong 3 tháng đầu:

  • Vitamin tổng hợp: Bổ sung đầy đủ 19 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của em bé. Trong đó, Axit Folic là vitamin quan trọng nhất, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Sắt ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Đặc biệt, các mẹ bị nghén, gặp các vấn đề về sức khoẻ thì nên bổ sung
  • Viên uống Vitamin: Bổ sung Vitamin C, khắc phục tình trạng thiếu máu, nhiễm khuẩn, chảy máu do thiếu Vitamin C… tăng sức đề kháng cho phụ nữ giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, giảm khả năng bị cúm gây dị tật cho thai nhi, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Ngũ cốc nội tiết Như Ý: thành phần gồm đậu nành, đậu xanh, hạt sen, hạt bí, hạt macca, hạt đậu đỏ, hạt óc chó. Cung cấp Omega 3 tốt cho hệ thần kinh của thai nhi trong 3 tháng đầu.

2. Kích thước của tử cung 3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa thai kỳ, kích thước tử cung tăng lên nhanh chóng, tương đương với một quả đu đủ. Cổ tử cung khi mang thai cũng to hơn bình thường. Tử cung di chuyển đến khu vực giữa ngực và rốn, chèn ép lên các cơ quan khác khiến chúng phải di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Mẹ bầu có thể cảm nhận được những cơn đau dây chằng và các cơ xung quanh.

Tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về cân nặng, khung xương và chiều cao. Tử cung to hơn bình thường khi mang thai giai đoạn này. Vì vậy, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để em bé chào đời khỏe mạnh. Trung bình, mỗi ngày cần khoảng 2.560 kcal, 40mg sắt, 400-800 mcg Axit Folic. Nhiều mẹ bầu cho rằng chỉ cần bổ sung thêm qua thực phẩm (thịt, ngũ cốc, gan động vật, hải sản…) là đủ nhu cầu nhưng lượng vitamin và khoáng chất thiếu hụt trong quá trình mang thai là rất lớn. Do đó, 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu nên bổ sung Vitamin tổng hợp Pregnacare Max kèm Sắt và Canxi. Viên uống Vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn.

Tử cung 3 tháng giữa thai kỳ to hơn nhiều
Tử cung 3 tháng giữa thai kỳ phát triển to hơn nhiều so với trước!

3. Kích thước của tử cung 3 tháng cuối thai kỳ

Kích thước của tử cung tăng vọt, ngày càng lớn cho đến khi sinh. Lúc này, tử cung có thể to bằng một quả dưa hấu. Tử cung ngày càng cao lên trong khoang bụng, sự phát triển của thai nhi khiến mẹ bị rối loạn tiêu hoá do sức ép từ dưới lên. Khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, đáy tử cung sẽ di chuyển từ vùng mu lên gần tới khung xương sườn. 

Đến tháng thứ 9, mẹ bầu có cảm giác tử cung tụt dần xuống, sức ép của vùng bụng giảm, việc hô hấp sẽ dễ dàng hơn. Gần đến ngày sinh, em bé sẽ xoay đầu xuống dưới vùng khung chậu để chuẩn bị chào đời.

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn cân nặng thai nhi tăng nhanh nhất nên mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Mẹ nên thêm vào thực đơn những thực phẩm giàu Sắt, Canxi, Axit Folic, Protein… Ngoài ra, mẹ bầu vẫn nên tiếp tục bổ sung Vitamin tổng hợp Pregnacare Max hàng ngày.

Kích thước tử cung 3 tháng cuối thai kỳ tăng vọt
Kích thước tử cung 3 tháng cuối thai kỳ tăng vọt

4. Kích thước tử cung sau sinh

Trong thời gian 40 tuần mang thai, tử cung và các cơ được kéo giãn để chứa thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, kích thước tử cung lớn hơn rất nhiều lần so với khi chưa mang thai.

Sau khi sinh khoảng 1-2 ngày, tử cung sẽ co lại tương đương với thời điểm mang thai 18 tuần. Trong những ngày tiếp theo, kích thước tử cung giảm dần. Sau khoảng 6-8 tuần, kích thước tử cung sẽ trở về như thời điểm chưa mang thai. Những người sinh mổ, tử cung sẽ mất nhiều thời gian hơn để co hồi lại như bình thường.

Những trường hợp tử cung to hơn bình thường khi mang thai

Siêu âm giúp bác sĩ phát hiện kích thước tử cung có tương ứng với tuổi thai hay không, qua đó xác định thai nhi có phát triển bình thường hay không. Nếu kết quả siêu âm tử cung to hơn bình thường (to hơn so với tuổi thai) nhưng không có khối cư trú thì chị em không nên quá lo lắng. Nhưng có một số trường hợp tử cung quá to có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như: Chửa trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…

  • Chửa trứng

Tử cung to lên nhanh chóng, bụng to nhanh hơn bình thường có thể là dấu hiệu của chửa trứng. Đây là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hoá, sưng mọng lên, tạo thành các túi dịch kích thước to nhỏ dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch.

 Chửa trứng đa số lành tính nhưng khoảng 10-30% ca chửa trứng gây biến chứng nguy hiểm. Chửa trứng có thể lấn át sự phát triển của bào thai, gây băng huyết ảnh hưởng tính mạng người mẹ, xâm lấn làm thủng tử cung, ung thư tế bào nuôi xâm nhập sang cơ thể mẹ qua đường máu di căn đến bộ phận khác.

  • U xơ tử cung

Khối u hình thành từ mô cơ và sợi cơ trong tử cung. Bản chất u xơ tử cung là lành tính, nhưng khi kích thước khối u to ra trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi và quá trình sinh nở, thậm chí nguy cơ gây tử vong. 

Mẹ bầu bị u xơ tử cung ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khối u chèn ép vào tử cung gây sảy thai hoặc sinh non. Đặc biệt, biến chứng rau bong non do u xơ tử cung có thể gây thiếu oxy, nguy hiểm đến tính mạng em bé.

  • Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung cũng là nguyên nhân khiến tử cung to hơn bình thường khi mang thai. Những người bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai có thể gặp phải nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi. Cho dù bị lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ, chị em vẫn có nguy cơ sảy thai và tỷ lệ sinh non cao hơn những sản phụ bình thường khác. Trong quá trình thai nghén, những người bị lạc nội mạc tử cung phải đặc biệt chú ý những dấu hiệu bất thường để được điều trị kịp thời.

Chửa trứng khiến tử cung to hơn bình thường khi mang thai
Chửa trứng khiến tử cung to hơn bình thường khi mang thai

Ngoài ra, trên các diễn đàn lớn như HỘI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH VIỆT NAM, nhiều chị em chia sẻ kinh nghiệm khám và điều trị tử cung to hơn bình thường khi mang thai. Chị em có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.

Nếu tử cung to bất thường khi mang thai phải làm sao?

Tử cung to hơn bình thường khi mang thai có sao không? Là băn khoăn của nhiều chị em. Khi phát hiện tình trạng này, chị em không nên quá lo lắng. Chị em nên đến các bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời. Chị em phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý để có thai kỳ khỏe mạnh.

Eveline mách chị em một số bệnh viện khám và điều trị tử cung to bất thường khi mang thai:

  • Chị em khu vực miền Bắc có thể kiểm tra tình trạng tử cung to hơn bình thường khi mang thai tại Bệnh viện Phụ sản TW (Địa chỉ: Số 43 đường Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 0243. 8259281) hoặc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Địa chỉ: Số 929 đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 19006922). Đây là hai bệnh viện đầu ngành về Phụ sản và Sơ sinh của nước ta.
  • Chị em khu vực miền Trung có thể thăm khám tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng (Địa chỉ: Số 402 đường Lê Văn Hiến, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Điện thoại: 0236.3957 777).
  • Chị em khu vực miền Nam có thể thăm khám tại Bệnh viện Từ Dũ (Địa chỉ: Số 284 đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP HCM. Điện thoại: 19007237).
Thăm khám bác sĩ khi tử cung to hơn bình thường khi mang thai
Thăm khám bác sĩ khi tử cung to hơn bình thường khi mang thai

Eveline hy vọng qua bài viết này chị em đã hiểu rõ được tình trạng tử cung to hơn bình thường khi mang thai có sao không? và những biến chứng có thể gặp phải để biết cách xử lý kịp thời. Chúc chị em có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Subscribe
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments