U bì buồng trứng: Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà

U bì buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. U bì phát triển khá chậm và thường là u lành tính. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ chuyển biến thành u ác tính, gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Cùng Eveline Care hiểu hơn về “U bì buồng trứng” thông qua bài viết dưới đây nhé!

U bì buồng trứng là gì?

Buồng trứng xuất hiện các tế bào mầm biệt hóa, khiến các khối u hình thành và phát triển. Những khối u này được gọi là u bì buồng trứng hay u quái buồng trứng. Bác sĩ sản phụ khoa Larry Holland cho biết: “Điều thú vị về loại u nang này là nó có nguồn gốc từ nguyên liệu tế bào mầm, phát triển ở cả 3 lớp mô trong cơ thể người. Do đó, u nang bì có thể chứa các vật chất như tóc, da, tuyến mồ hôi, chất béo, xương, móng tay,….”

Mô tả hình ảnh thực tế u bì buồng trứng
Mô tả hình ảnh thực tế u bì buồng trứng

U nang bì phát triển chậm và chứa mô trưởng thành nên loại u này gần như luôn lành tính. Trong những trường hợp hiếm hoi u nang bì có thể phát triển thành ác tính. Đối tượng dễ bị u bì buồng trứng đa phần là nữ giới trong độ tuổi từ 20-30 tuổi. U bì buồng trứng có thể phát triển ở cả 2 bên hoặc 1 bên buồng trứng.

U bì buồng trứng thường được chia thành 2 dạng là u nang bì lành tính và u nang bì ác tính. Trung bình, ở độ tuổi từ 25-40 tuổi, tỉ lệ u bì buồng trứng ở nữ giới chiếm khoảng 40% trong đó 98% là khối u lành tính, 2% là u ác tính.

Thông thường, nữ giới sẽ mắc u bì buồng trứng bên phải hoặc u bì buồng trứng bên trái, rất hiểm trường hợp bị u bì cả 2 bên. Nếu hiện tượng này diễn ra sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em

Phân loại u nang bì buồng trứng

Theo chuyên gia, có thẻ chia u bì buồng trứng thành 2 loại chính là u nang bì trưởng thành và u nang bì không trưởng thành, cụ thể:

  • U nang bì trưởng thành: Đây là loại u nang được hình thành từ lá thai ngoài. Ở phía trong u nang bì trưởng thành được chia thành ba loại nhỏ là: u quái trưởng thành đặc, u quái trưởng thành bọc đồng và u quái trưởng thành hóa ác
  • U nang bì không trưởng thành: Đó là các mô có xuất phát từ lá thai ở trong hoặc lá thai ở giữa chưa biệt hóa. Loại u nang bao gồm các mô xuất từ 3 lá phối và những cấu trúc non hoặc hôi, thường gặp ở bệnh nhân trong lứa tuổi dậy thì.
Phân loại u nang bì buồng trứng
Phân loại u nang bì buồng trứng

Nguyên nhân gây u nang bì buồng trứng

Theo bác sĩ sản khoa, bệnh u bì buồng trứng do nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu xuất phát từ nội tiết tố và hệ thống sản sản bên trong cơ thể. Chính vì vậy chị em khá chủ quan trong việc quan tâm đến sức khỏe buồng trứng, dẫn đến hậu quả khôn lường, nguyên nhân chính phải kể đến:

  • Nang trứng kém phát triển, gây hạn chế hấp thu chất lỏng trong buồng trứng
  • Dư thừa hormone hCG và các hormone nội tiết như estrogen, progesterone
  • Sự tăng sinh mạnh mẽ của hormone rụng trứng khiến nang trứng phát triển quá nhanh
  • Xuất huyết u nang do mạch máu nang trứng bị vỡ
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung khiến một số tế bào nội mạc gắn vào buồng trứng và hình thành u nang bì
  • Viêm nhiễm vùng chậu và âm đạo khiến vi khuẩn xâm nhập vào buồng trứng, tạo nên các khối u bì buồng trứng
  • Nữ giới bị u bì buồng trứng bẩm sinh hoặc có tiền sử mắc bệnh u nang bì trước đó
Nguyên nhân gây bệnh u bì buồng trứng ở nữ giới
Nguyên nhân gây bệnh u bì buồng trứng ở nữ giới

Dấu hiệu của bệnh u bì buồng trứng

Thông thường các bệnh liên quan đến buồng trứng thường ít thể hiện triệu chứng, trong đó có bệnh u bì buồng trứng. Khiến chị em rất khó phát hiện bệnh, chỉ đến khi tiến triển sang giai đoạn mới, các triệu chứng này mới rõ rệt hơn.

U nang bì buồng trứng ngày càng lớn có thể gây xoắn buồng trứng, dẫn đến đau thắt vùng bụng hoặc đau vùng xương chậu. Ngoài ra một số biểu hiện thường gặp khác nữ giới nên lưu ý đó là:

  • Rối loạn kinh nguyệt, ra máu kinh bất thường
  • Chướng bụng, đầy hơi, bụng sôi hoặc có cảm giác khó chịu trong tử cung
  • Vị trí vùng xương chậu thường đau theo cơ hoặc liên tục, có thể lan ra cả hai bên đùi và kéo dọc trên thắt lưng
  • Đau rát hoặc tức bụng khi quan hệ
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn do khối u chèn ép vào trực tràng,…

Bệnh U bì buồng trứng có nguy hiểm không?

U bì buồng trứng có nguy hiểm không? Mặc dù u nang bì thường là u lành tính, ít gây ra triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được xử lý sớm, u sẽ phát triển sang giai đoạn mới, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt vợ chồng.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, Mặc dù phần lớn các khối u này là lành tính (98%), phần còn lại trở thành ung thư ác tính (2%)
Khi các khối u càng lớn thì nguy cơ vỡ càng cao do dịch nhờn tràn ra, có thể gây ra các vấn đề về kết dính, đau đớn,…Hoặc tạo sức nặng đè lên buồng trứng và gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như xoắn u nang, vỡ u nang, u nang chèn ép nội tạng,… cụ thể như sau:

  • Xoắn u nang: Các u nang bì có kích thước không quá lớn nhưng rất nặng nên dễ bị xoắn. Khi xoắn nang người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói ở vùng bụng dưới. Nếu không được điều trị kịp thời, khối u xoắn nhiều vòng sẽ hoại tử vì không được lưu thông máu, hoặc có thể vỡ gây nhiễm khuẩn ổ bụng, nguy cơ tử vong cao.
  • Vỡ u nang: Vỡ u nang là biến chứng sau khi khối u xoắn ở cấp độ nghiêm trọng. Vỡ u nang gây xuất huyết cấp tính, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức, nếu không sẽ mất máu nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng
  • U nang chèn ép nội tạng: U nang bì có kích thước lớn sẽ chèn ép lên các cơ quan xung quanh như bàng quang, niệu quản, trực tràng,…gây rối loạn cơ chế hoạt động của những cơ quan này
  • Phát triển thành ung thư (u ác tính): Khi các tế bào mầm không được biệt hóa tốt, các nang trứng không thể trưởng thành, có nguy cơ ung thư cao
Bệnh U bì buồng trứng rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời
Bệnh U bì buồng trứng rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời

U nang buồng trứng có con tự nhiên được không? Mẹo để có thai nhanh

Theo chuyên gia sinh sản, u nang bì buồng trứng vẫn có thể đẻ con nhưng sẽ gặp khá nhiều khó khăn, tỷ lệ đậu thai giảm 50%, cụ thể:

Thứ nhất, khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, ít nhiều sẽ gây tổn thương hoặc để lại sẹo trên nang trứng và các nang còn lại. Chưa kể, u nang buồng trứng còn gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến sự tăng sinh của nồng độ LH, gây rối loạn cơ chế rụng trứng.

Thứ hai, một số trường hợp các u nang bì là u ác tính, có nguy cơ xâm lấn sang các cơ quan bên cạnh. Trong trường hợp này, các bác sĩ buộc phải cắt 1 bên buồng trứng hoặc cắt bỏ hoàn toàn 2 bên buồng trứng, tử cung và các mô mềm phụ trợ để tránh di căn. Đồng nghĩa với nữ giới sẽ mất cơ hội làm mẹ, quá trình mãn kinh đến sớm hơn.

Một số mẹo hay dưới đây sẽ giúp chị em bị u nang bì buồng trứng gia tăng cơ hội thụ thai nhanh chóng:

3 mẹo hay giúp tăng chất lượng trứng, phục hồi chức năng sinh sản phái nữ
3 mẹo hay giúp tăng chất lượng trứng, phục hồi chức năng sinh sản phái nữ

Tham gia CỘNG ĐỒNG SINH CON TRAI THEO Ý MUỐNCỘNG ĐỒNG SINH CON GÁI THEO Ý MUỐN để được hướng dẫn chi tiết các mẹo giúp có thai nhanh nhất từ các thành viên trong nhóm!

1. Canh trứng rụng bằng que thử rụng trứng điện tử

U bì buồng trứng gây rối loạn nội tiết tố sinh dục nữ, ức chế quá trình sản sinh hormone LH, dẫn đến nang trứng khó rụng hoặc rụng sai thời điểm. Chính vì vậy, canh trứng sinh con là phương pháp hữu hiệu giúp chi em gia tăng cơ hội thụ thai nhanh chóng.

Một phương pháp canh trứng khoa học dành riêng cho nữ giới mắc các vấn đề liên quan đến buồng trứng như trứng lép, đa nang buồng trứng, u bì buồng trứng,… dễ dàng hơn trong việc xác định thời điểm dễ thụ thai đó là sử dụng que thử rụng trứng điện tử Eveline Care, với các ưu điểm vượt trội như sau:

  • Xác định chính xác thời điểm trứng rụng
  • Độ nhạy gấp 2 lần so với que thử rụng trứng giấy
  • Phát hiện kịp thời những dấu hiệu thay đổi bất thường của kỳ kinh nguyệt
  • Chuyên gia canh trứng đồng hành 24/7

2. Bổ sung thực phẩm chức năng có lợi cho buồng trứng

Viên uống bổ trứng hỗ trợ mẹ bị u nang buồng trứng có thai nhanh chóng
Viên uống bổ trứng hỗ trợ mẹ bị u nang buồng trứng có thai nhanh chóng

TÌM HIỂU THÊM SẢN PHẨM GLUTATHIONE

Nữ giới sau phẫu thuật cắt bỏ u bì buồng trứng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe và chức năng của buồng trứng. Chị em nên tăng cường bổ sung L-arginine, Vitamin E, Glutathione, bột Ngũ cốc nội tiết Như Ý,… đây đều là các hoạt chất có lợi kích thích nang trứng phát triển, tăng độ dày niêm mạc và cải thiện nội tiết hiệu quả. Từ đó gia tăng cơ hội thụ thai nhanh chóng.

3. Tập Yoga cải thiện nội tiết sau điều trị u bì buồng trứng

Theo chuyên gia y tế, một số bài tập thư giãn của yoga có thể giúp chị em điều hòa kinh nguyệt, phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật u bì buồng trứng. Dưới đây là các tư thế yoga tốt nhất cho những người đã đang bị u bì buồng trứng:

  • Tư thế cánh bướm
  • Tư thế con rắn
  • Tư thế xoắn người
  • Tư thế xay lúa

Tham gia CỘNG ĐỒNG SINH CON TRAI THEO Ý MUỐNCỘNG ĐỒNG SINH CON GÁI THEO Ý MUỐN để được nhận video hướng dẫn chi tiết các tư thế yoga và động tác matxa buồng trứng hiệu quả nhé!

Điều trị u nang bì buồng trứng có khó không?

Tùy thuộc vào tính chất và sự phát triển của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Hiện tại có 2 phương pháp điều trị hay được sử dụng nhất đó là phẫu thuật nội soi và mổ bụng

Phẫu thuật nội soi: Đối với những khối u lành tính, được phát hiện kịp thời, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ các khối u ra khỏi cơ thể

Phẫu thuật mổ bụng: Khi khối u có kích thước lớn thì bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ bụng để bóc tách bằng cách mổ một vết trên thành bụng và đưa khối u ra ngoài. Nếu là u ác tính thì sẽ thực hiện cắt bỏ buồng trứng và tử cung để đảm bảo sức khỏe của người bệnh, đồng nghĩa với cơ hội mang thai thấp.

Ngoài ra, một số trường hợp nữ giới dùng thuốc tránh thai để ngăn sự rụng trứng và phát triển của u bì, phương pháp này có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn ở nữ giới trong thời kỳ mãn kinh.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Eveline Care về bệnh u bì buồng trứng. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn, chúc bạn sớm khỏi bệnh và thụ thai sinh con Như Ý.

Subscribe
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
@media (max-width: 549px){ }