Vị trí buồng trứng nằm ở đâu trong cơ quan sinh sản?

Buồng trứng là một bộ phận thuộc tuyến sinh dục quan trọng của phụ nữ, có chức năng nội tiết (điều tiết các hormone sinh dục quyết định giới tính như như progesterone và estrogen), vừa có cả chức năng ngoại tiết đó là sự rụng trứng ở phụ nữ. Vậy vị trí buồng trứng nằm ở đâu? Có cấu tạo thế nào và những vấn đề gì thường xảy ra ở buồng trứng? Hãy cùng Eveline tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Vị trí buồng trứng nằm ở đâu?

Người phụ nữ bình thường có hai bên buồng trứng, một bên trái và một bên phải nằm ở hai phía của tử cung. Vị trí buồng trứng áp vào thành bên của chậu hông bé, phía sau vòi tử cung và dây chằng rộng, nằm phía dưới cách khoảng 10mm so với eo chậu trên, tuy nhiên vị trí này có thể thay đổi phụ thuộc vào số lần phụ nữ sinh nở.

Ở cơ thể người phụ nữ chưa sinh nở lần nào, buồng trứng sẽ nằm ở tư thế đứng, trục dọc nằm thẳng đứng từ bên trên xuống dưới. Khi được đối chiếu lên thành bụng, vị trí buồng trứng là nằm giữa khớp mu và gai chậu trước trên.

Buồng trứng nằm ở đâu?
Vị trí của buồng trứng nằm ở đâu?

Cấu tạo buồng trứng của người phụ nữ

Về hình thái ngoài buồng trứng:

Cấu tạo buồng trứng trông như một hạt đậu dẹt, nặng từ 4-8 gam, có kích thước khoảng 2x3x3 cm. Buồng trứng có màu sắc hồng pha nhạt, thường nhẵn cho đến tuổi dậy thì. Khi đến tuổi dậy thì, bền mặt buồng trứng bắt đầu trở nên sần sùi hơn vì sự rụng trứng hằng tháng, khiến cho vỏ buồng trứng rách để lại những vết sẹo nhỏ trên bề mặt của buồng trứng. Đến thời kỳ mãn kinh, bề mặt buồng trứng sẽ nhẵn trở lại do không xảy ra sự rụng trứng nữa.

Ngay từ khi bé gái sinh ra, đã có khoảng 1-2 triệu trứng non ở cả 2 bên buồng trứng. Lớn lên và đến tuổi dậy thì, số trứng non giảm đi chỉ còn khoảng 300.000 trứng. Mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ có một nang trứng đạt đến độ trưởng thành và phóng ra bên ngoài (phóng noãn) vào mỗi tháng. Những trứng non khác không được phát triển sẽ tự teo đi và tiêu hủy. Đó là lý do số lượng trứng của phụ nữ giảm dần theo thời gian. Ở tuổi mãn kinh, phụ nữ chỉ còn vài trăm trứng nhưng đây thường là trứng kém chất lượng, không thể trưởng thành và thụ thai được.

Buồng trứng được treo lơ lửng trong ổ phúc mạc do có một hệ thống mạc và dây chằng để treo buồng trứng.

Về cấu trúc mô học của buồng trứng:

Buồng trứng không có phúc mạc che phủ (tức là không có thanh mạc) mà được bao bọc bởi lớp áo trắng. Dưới lớp áo trắng là lớp vỏ, sau đó là tủy buồng trứng.

  • Lớp áo trắng bao bọc: thấy rõ ở buồng trứng phụ nữ còn trẻ, lớp áo trắng được cấu tạo bởi lớp tế bào trụ, lớp tế bào này bao phủ bên ngoài buồng trứng. Tế bào này cũng dẹt dần theo tuổi, khiến cho buồng trứng có màu xám bao bọc. 
  • Lớp vỏ buồng trứng: phía dưới lớp áo trắng là lớp vỏ của buồng trứng. Lớp vỏ buồng trứng khá dày, chứa các nang buồng trứng và hoàng thể (hay thể vàng).
  • Tuỷ buồng trứng: bao gồm mô đệm, tập trung ở trung tâm buồng trứng, mô đệm được cấu tạo bởi tế bào cơ trơn, mô liên kết có nhiều sợi chun và rất giàu mạch máu, đặc biệt là tĩnh mạch.
  • Nang trứng: ngay khi một bé gái vừa chào đời, ở trong lớp vỏ của buồng trứng đã chứa rất nhiều nang trứng nguyên thủy. Mỗi nang trứng nguyên thủy đều có tế bào noãn ở vị trí trung tâm, được bao quanh bởi tế bào nang. Đến tuổi dậy thì, nhiều nang trứng nguyên thủy được phát triển và trở thành các nang trứng chín. Nang trứng chín sẽ rụng tạo thành sự rụng trứng ở phụ nữ.
Cấu tạo buồng trứng
Cấu tạo của buồng trứng

Chức năng của buồng trứng

Buồng trứng có 2 chức năng liên quan mật thiết tương tác lẫn nhau đó là chức năng nội tiết (tiết ra hormone nữ như estrogen và progesterone) và chức năng ngoại tiết (rụng trứng), bởi vậy buồng trứng của phụ nữ được gọi là cơ quan kép. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn ở nội dung bên dưới đây:

1. Chức năng nội tiết

Chức năng nội tiết của buồng trứng là bài tiết 2 hormone sinh dục nữ là progesterone và estrogen – 2 hormone vô cùng quan trọng đối với sinh sản nữ giới. 

  • Estrogen: Estrogen có tác dụng chính là làm xuất hiện và duy trì đặc điểm sinh dục ở phụ nữ gồm phát triển cơ quan sinh dục, dáng mềm mại, giọng nói trong, phát triển mỡ dưới da, mông nở, vai hẹp. 
  • Progesterone: Có tác dụng quan trọng nhất là kích thích bài tiết ở niêm mạc tử cung vào giai đoạn sau của chu kỳ kinh nguyệt, giúp cho niêm mạc tử cung trong trạng trái sẵn sàng chờ trứng vào thụ tinh và làm tổ. 

2. Quá trình rụng trứng ảnh hưởng bởi hormone

Chức năng ngoại tiết của buồng trứng đó là sự rụng trứng. Từ tuổi dậy thì, mỗi tháng một lần, trứng sẽ rụng từ một trong hai bên buồng trứng, sau đó sẽ xảy ra quá trình thụ thai (nếu gặp được tinh trùng) hoặc kinh nguyệt (nếu không gặp được tinh trùng).

Yếu tố quan trọng quyết định quá trình rụng trứng thành công là Hormone. Ở giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, hormone FSH và LH được tuyến yên sản xuất để kích thích sự phát triển của các nang trứng và kích thích rụng trứng vào thời điểm phù hợp. Thông thường, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày sẽ rụng trứng vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt.

Sau khi nang noãn phóng noãn, buồng trứng sẽ tiết ra hormone Estrogen và hormone Progesterone để làm cho nội mạc tử cung dày lên, chuẩn bị cho sự thụ tinh và làm tổ của trứng.

Thông thường, phụ nữ sau tuổi dậy thì (13-14 tuổi) sẽ rụng một quả trứng trong mỗi tháng. Kích thước trứng khoảng 0.18 – 0.2 mm. Nếu trứng được thụ tinh với tinh trùng sẽ tạo thành hợp tử và làm tổ ở nội mạc tử cung, sau dần sẽ phát triển thành bào thai. Nếu trứng không được thụ tinh trong khoảng 24 – 36 giờ sau khi rụng sẽ thoái hóa, trở thành hoàng thể.

Hormone ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng
Quá trình rụng trứng ảnh hưởng bởi hormone

Một số vấn đề liên quan đến buồng trứng

Buồng trứng có 2 nang trội: Bình thường ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt, sẽ có 1 nang trứng trội phát triển thành nang trưởng thành sau đó phóng noãn. Nhưng cũng có trường hợp trong một chu kỳ có tới 2 nang phát triển trội (đây là trường hợp sinh đôi khác trứng).

Buồng trứng lép: đây là tình trạng trứng kém chất lượng, không phát triển bình thường, không thể phóng noãn (rụng trứng), vì vậy trứng lép sẽ không thể thụ thai thành công.

Ngoài ra, một số bệnh lý liên quan đến buồng trứng mà chị em cần quan tâm như:

  • Buồng trứng đa nang
  • Suy buồng trứng
  • U nang buồng trứng
  • Viêm buồng trứng
  • Ung thư buồng trứng
Vấn đề thường gặp ở buồng trứng
Vấn đề của buồng trứng

Làm thế nào để buồng trứng khỏe mạnh

1. Chăm chỉ vận động và giữ tinh thần thoải mái

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ cho thấy, thừa cân và béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ, bên cạnh đó cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Phụ nữ đang thừa cân hoặc béo phì cần có chế độ tập luyện hợp lý, đồng thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bản thân để giảm cân, nâng cao sức khỏe sinh sản.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là chỉ số quan trọng để đánh giá phụ nữ có đang nằm trong phạm vi béo phì hay không. Chỉ số BMI bình thường nằm trong khoảng từ 18,5 đến 23 (dành cho người châu Á). Phụ nữ có chỉ số BMI vượt quá 23 cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để giữ cho buồng trứng của mình khỏe mạnh.

Thêm vào đó, chị em phụ nữ nên kiểm soát vòng eo của mình dưới 80cm (theo chuẩn người phụ nữ châu Á) trong giới hạn cho phép.

Chăm chỉ vận động
Chăm chỉ tập thể dục

Chị em nên tránh không để cơ thể rơi vào tình trạng stress vì nó sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có buồng trứng. Stress làm ảnh hưởng đến khả năng tiết hormone kích thích sự rụng trứng, làm rối loạn kinh nguyệt và nhiều hệ lụy sau này.

Mời bạn tham gia ngay vào HỘI SINH CON TRAI THEO Ý MUỐNHỘI SINH CON GÁI THEO Ý MUỐN để nhận các bài tập nhẹ nhàng, dễ thực hiện giúp tránh nguy cơ mắc các bệnh lý buồng trứng.

2. Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn với chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Chị em phụ nữ nên bổ sung các loại hạt, đậu, bánh mì đen và các loại rau củ, trái cây tươi có chỉ số đường huyết thấp. Tránh các loại hạt sấy, hoa quả sấy, bánh mì trắng, gạo trắng có chỉ số đường huyết cao. Rau củ và trái cây chứa nhiều chất xơ và ít calo sẽ giúp phụ nữ kiểm soát được cân nặng của mình.

Thay đổi chế độ ăn hợp lý
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp

4. Hạn chế dùng thuốc giảm đau

Đến kỳ đèn đỏ, có lẽ không ít chị em bị những cơn đau bụng, đau lưng quấy rầy. Theo các nghiên cứu, ức tính khoảng trên 20% chị em có biểu hiện như vậy. Cơ chế của hiện tượng này liên quan tới một chất có tên là Prostaglandin- một hormone được tiết ra để thúc đẩy quá trình bong niêm mạc và các mô, tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau.

Chính vì những cơn đau rất khó chịu và ảnh hưởng không ít tới cuộc sống mà chị em phải tìm đến khá nhiều biện pháp như chườm ấm, xoa bóp, thuốc giảm đau. Dùng thường xuyên thuốc giảm đau cũng có thể gây hội chứng không rụng trứng, mặc dù vẫn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đây là nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Chính vì vậy, chị em không nên lạm dụng thuốc giảm đau nhé.

Tránh lạm dụng thuốc giảm đau
Không nên lạm dụng thuốc giảm đau

Trên đây là một số kiến thức về vị trí buồng trứng nằm ở đâu? Cấu tạo buồng trứng và các chức năng quan trọng của cơ quan sinh sản này Eveline Care muốn chia sẻ cho chị em. Hy vọng sẽ bổ ích cho các chị em phụ nữ để có thể từ đó biết cách quan tâm, bảo vệ khả năng sinh sản của bản thân 1 cách hiệu quả! Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong việc mang thai hãy liên hệ ngay với Eveline, các chuyên gia sinh sản sẵn sàng hỗ trợ các chị em.

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Hotline Messenger Fanpage Đặt Hàng
//***Buttonfooter***