Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì? chi phí hết bao nhiêu tiền? – đây là câu hỏi mà rất nhiều các cặp vợ chồng gặp phải tình trạng hiếm muộn, chậm con muốn biết để họ đưa ra kế hoạch cho tương lai. Bởi được làm cha, làm mẹ là thiên chức thiêng liêng, là niềm hạnh phúc vô bờ bến mà họ đều mong ước. Eveline sẽ trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé!
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF (In Vitro Fertilization) là một phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng cách cho tinh trùng và trứng kết hợp với nhau ở trong ống nghiệm thay vì trong vòi trứng của người phụ nữ.
Khi quá trình thụ tinh diễn ra thành công và tạo thành phôi thai thì sau đó phôi thai sẽ được đưa trở lại vào tử cung của người phụ nữ (chuyển phôi). Phôi thai sau khi chuyển vào tử cung sẽ làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.
Hiện nay, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được áp dụng trong việc điều trị các trường hợp vô sinh, hiếm muộn hoặc các vấn đề di truyền liên quan đến giới tính. Với những cặp vợ chồng có sức khỏe bình thường hoặc chỉ mắc những bệnh lý nhẹ, Eveline khuyên bạn không sinh con theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Thông thường, Thời gian tiến hành từng bước cụ thể như sau:
- Người vợ được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc kích trứng (thời điểm lý tưởng để tiêm thuốc là vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt khi sức khỏe của người vợ tốt). Thời gian tiêm kích trứng sẽ kéo dài trong vòng 10-12 ngày.
- Khi trứng đã đạt được kích thước tiêu chuẩn (~18mm), chị em được chỉ định tiêm hCG để kích thích trứng rụng. Khoảng 34-36 giờ sau, các bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật chọc trứng.
- Ngay sau đó trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh để tạo thành phôi. Phôi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm từ 3 – 5 ngày. Tiếp theo phôi sẽ được chuyển vào tử cung của người vợ.
- Khoảng 14 ngày sau khi chuyển phôi; người vợ được yêu cầu xét nghiệm hormone beta-hCG để xác định tình trạng mang thai.
Như vậy, nếu thuận lợi thì một ca thụ tinh trong ống nghiệm sẽ mất khoảng thời gian tối thiểu là 1 tháng để hoàn thành. Chưa kể nếu đặt phôi không thành công, vợ chồng sẽ mất thêm nhiều thời gian và chi phí để tiến hành đặt phôi lần tiếp theo.

1. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm theo các bước
Trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, các cặp vợ chồng được bác sĩ chỉ định tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, đánh giá sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng thông qua các kết quả xét nghiệm.
Người vợ cần làm các xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm nội tiết: Xác định nồng độ hormon sinh dục nữ (estrogen, progesterone, LH, FSH,…).
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra và phát hiện những bệnh lây truyền như HIV, viêm gan B, …
- Khám phụ khoa: Lấy dịch âm đạo để xét nghiệm nhằm phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục như nấm, giang mai,…
- Siêu âm: Kiểm tra và phát hiện các bệnh lý như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung hay những bất thường bẩm sinh của đường sinh dục nữ,… Ngoài ra, bác sĩ còn đếm số nang noãn cơ bản trên hai buồng trứng trái và phải vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh.
Người chồng được chỉ định làm các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm tinh dịch đồ: Kiểm tra và đánh giá số lượng, chất lượng của tinh trùng. Nếu trường hợp người chồng không có tinh trùng các bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm như xét nghiệm hormone sinh dục nam, siêu âm tinh hoàn,…
- Xét nghiệm máu để kiểm tra và phát hiện những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan B, HIV, bệnh lậu, giang mai,…
Bước 2: Kích trứng
- Bắt đầu vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh, người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục trong 10-12 ngày. Trong khoảng thời gian tiêm thuốc, người vợ cần đến bệnh viện làm xét nghiệm máu và siêu âm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của trứng qua đó đánh giá được sự đáp ứng thuốc của cơ thể để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
- Sau khi trứng phát triển đến một kích thước tiêu chuẩn ~18mm (hay còn được gọi là trứng trưởng thành), người vợ sẽ được tiêm thuốc kích rụng trứng.

Bước 3: Tiến hành chọc hút trứng, lấy tinh trùng để chuẩn bị thụ tinh
- Khoảng 36 – 40 giờ sau khi tiêm thuốc kích rụng trứng, các bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng. Thời gian tiến hành chọc hút trứng sẽ kéo dài khoảng 10-15 phút. Người vợ được tiến hành gây mê.
- Người chồng được chỉ định lấy tinh trùng để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh
Việc chọc hút trứng sẽ tác động lên cơ thể người mẹ, tuy không quá đau đớn nhưng người mẹ cũng sẽ cảm thấy khá khó chịu.

Bước 4: Tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm và tạo phôi
Tinh trùng và trứng sau khi lấy, được chuyển đến phòng thí nghiệm để tiến hành thụ tinh và tạo phôi. Có 2 cách để tạo phôi:
- Nếu tinh trùng khỏe mạnh sẽ được trộn trực tiếp vào trứng. Sau đó quá trình thụ tinh sẽ diễn ra và tạo thành phôi thai
- Tiêm trực tiếp tinh trùng khỏe mạnh vào trứng để tạo thành phôi thai
Phôi thai sẽ được nuôi cấy từ 2 – 5 ngày. Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm thường sẽ thu được khá nhiều phôi thai. Các cặp vợ chồng sẽ được bác sĩ cho biết số lượng và chất lượng phôi thai được tạo thành để từ đó bàn bạc và đưa ra lựa chọn đưa mấy phôi thai vào tử cung, số còn lại thì sẽ được trữ lạnh để sử dụng cho những lần chuyển phôi sau.

Bước 5: Chuyển phôi thai vào tử cung
Chuyển phôi vào tử cung người vợ có 2 hình thức: Chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi trữ đông
- Chuyển phôi tươi: Người vợ sẽ được chỉ định chuyển phôi tươi sau khi chọc hút trứng từ 2 – 5 ngày. Lúc này niêm mạc tử cung có đủ độ dày và thuận lợi để phôi thai dễ dàng làm tổ cũng như phát triển ổn định.
- Chuyển phôi trữ đông: Người vợ được sử dụng thuốc và siêu âm theo dõi độ dày niêm mạc tử cung trong 14 – 18 ngày bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh mới. Từ đó các bác sĩ sẽ chọn ngày khi niêm mạc tử cung đạt độ dày thích hợp rồi mới tiến hành chuyển phôi trữ đông vào tử cung của người vợ.
Bước chuyển phôi vào tử cung thường là bước khó thành công nhất của phương pháp này. Có rất nhiều trường hợp không thành công do phôi không tương thích với cơ thể người mẹ.

Bước 6: Xác định trình trạng mang thai sau khi chuyển phôi
Thông thường, khoảng 2 tuần sau khi chuyển phôi, người vợ sẽ đến bệnh viện tiến hành làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone beta HCG (hormone thai kỳ). 2 ngày sau, người vợ sẽ được chỉ định làm lại xét nghiệm này một lần nữa.
- Nếu nồng độ hormone beta HCG tăng từ 1,5 lần trở lên: Thì chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt. Người mẹ cần tiếp tục sử dụng thuốc dưỡng thai và đến siêu âm theo lịch hẹn để xác định túi thai và đo tim thai.
- Nếu nồng độ hormone beta HCG không tăng lên hoặc giảm: Cần tiếp tục theo dõi thêm. Khi nồng độ beta HCG trở về âm tính (nhỏ hơn 5 UI/l) thì đồng nghĩa với việc bị sảy thai. Trong trường hợp này, nếu còn phôi trữ đông, người vợ có thể sử dụng phôi trữ đông để chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo khi cơ thể khỏe mạnh và độ dày tử cung thích hợp mà không cần tiến hành lại các bước trước nữa.

Bước 7: Theo dõi thai
Sau khi phôi đã làm tổ ở tử cung, đo thấy tim thai và phát triển ổn định, mẹ bầu vẫn cần đến bệnh viện để siêu âm và khám thai định kỳ theo từng mốc thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Để được theo dõi, kiểm tra tình trạng phát triển của em bé cho tới ngày sinh nở mẹ tròn con vuông.
2. Khả năng thành công của thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Xác suất thành công của mỗi ca thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của người vợ. Cụ thể:
- Theo thống kê của Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, phụ nữ có độ tuổi dưới 35 khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thì sẽ đạt xác suất thành công khoảng 41 – 43%. Với phụ nữ có độ tuổi trên 40 thì xác suất thành công giảm đáng kể và chỉ đạt từ 13 – 18% mà thôi. Xác suất thành công của phương pháp này Eveline đánh giá là không cao, có khá nhiều rủi ro cho chị em phụ nữ.
- Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm dao động từ 100-250 triệu đồng tùy thuộc vào từng cơ sở y tế, bệnh viện mà các cặp vợ chồng chọn lựa. Ngoài ra, nếu những cặp vợ chồng ở ngoại tỉnh thì còn phát sinh thêm chi phí đi lại, ăn ở tại thành phố lớn. Như vậy, nếu muốn thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, vợ chồng phải chuẩn bị một khoản tiền rất lớn.
Những ai nên sinh con theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Không phải trường hợp hiếm muộn nào cũng có thể thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Phương pháp này được chỉ định đối với các cặp vợ chồng gặp phải những vấn đề về sinh sản như sau:
1. Phụ nữ như thế nào nên làm IVF
- Vòi trứng hay ống dẫn trứng bị tắc hoặc tổn thương: Làm cho trứng khó được thụ tinh hoặc phôi thai không thể di chuyển về tử cung để làm tổ và phát triển.
- Rối loạn phóng noãn (quá trình rụng trứng bị rối loạn)
- Lạc nội mạc tử cung; bệnh lý u xơ tử cung.
- Buồng trứng bị suy giảm chức năng sớm
- Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, đã thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI nhiều lần nhưng thất bại.
Những chị em mắc các bệnh lý sinh sản ở mức độ nhẹ hoặc chị em có sức khỏe bình thường được khuyên KHÔNG NÊN làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
2. Nam giới như thế nào nên làm IVF
Nam giới nên làm IVF nếu gặp phải tình trạng như:
- Chất lượng tinh trùng kém, số lượng tinh trùng ít, xuất tinh ngược.
- Vô tinh (trong tinh dịch không có tinh trùng) – lấy tinh trùng bằng cách phẫu thuật mào tinh hoặc lấy từ tinh hoàn.
Như vậy, với phương pháp phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sẽ mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, mắc các bệnh lý như trên. Đối với những cặp vợ chồng có sức khỏe bình thường, nên sử dụng phương pháp sinh con tự nhiên. Để tăng cơ hội sinh con tự nhiên, các cặp vợ chồng nên sử dụng que thử rụng trứng Eveline Care vừa an toàn vừa tiết kiệm. Que thử rụng trứng Eveline Care có khả năng xác định thời điểm rụng trứng chính xác đến 99% nhờ đó tăng cơ hội thụ thai cho hai vợ chồng. Đã có rất nhiều cặp vợ chồng có chồng tinh trùng yếu, vợ bị buồng trứng đa nang hoặc kinh nguyệt không đều đã thụ thai thành công nhờ Eveline Care.

Đặt mua ngay que thử rụng trứng điện tử Eveline Care
Thụ tinh trong ống nghiệm có tội không?
Những em bé được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cũng giống như những em bé được sinh ra theo cách tự nhiên. Chúng đều là kết tinh từ tình yêu của người bố và người mẹ, được sinh ra bởi trứng của người mẹ và tinh trùng của cha chỉ là khác nhau ở cách thức tạo thành mà thôi.
Thụ tinh trong ống nghiệm là nhân văn đối với những trường hợp gia đình chậm con, hiếm muộn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp các cặp đôi không đạt được thành công như mong đợi khi làm IVF nhiều lần nhưng vẫn thất bại. Hoặc khi đặt phôi vào người mẹ mà phôi không sống được làm ảnh hưởng rất nặng nề tới tâm lý người vợ.
Thụ tinh trong ống nghiệm có nguy hiểm không?
Bên cạnh lợi ích tuyệt vời của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đó là mang lại niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ cho nhiều cặp vợ chồng thì phương pháp IVF cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Gây biến chứng khi thực hiện thủ thuật chọc hút trứng: Việc sử dụng kim chọc hút có thể gây nhiễm trùng, tổn thương bàng quang, ruột hay mạch máu.
- Gây hội chứng quá kích buồng trứng khi sử dụng các loại thuốc tiêm kích trứng
- Gây biến chứng mang thai ngoài tử cung: Đây là một biến chứng được coi là rất nguy hiểm khi thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Bởi theo thống kê có khoảng 2-5% phụ nữ khi thực hiện IVF bị mang thai ngoài tử cung. Khi được phát hiện mang thai ngoài tử cung, thai phụ sẽ được chỉ định tiêm thuốc hoặc phẫu thuật loại bỏ thai ngoài tử cung để đảm bảo an toàn tính mạng cho người mẹ.

Hi vọng qua bài viết trên các cặp vợ chồng hiếm muộn đã hiểu rõ hơn về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì? lợi ích to lớn mà IVF mang lại và những rủi ro có thể gặp phải, các cặp vợ chồng cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Eveline xin chúc các cặp đôi sẽ nhanh chóng hiện thực hóa được giấc mơ làm cha, làm mẹ của mình!