Sau sinh, tình trạng các mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được xảy ra khá nhiều, nếu kéo dài có thể bị có nguy cơ viêm tuyến vú. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng gì tới nguồn sữa của bé không và làm thế nào để cải thiện nhanh chóng vấn đề này? Mời bạn cùng Eveline tìm hiểu bài viết dưới đây để có được lời giải đáp nhé.
2 trường hợp mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được
Mẹ bị căng sữa những không tiết ra được là hiện tượng của mô vú đang bị viêm và thường dẫn đến sưng đau khi khi chạm vào hoặc khi con bú. Tình trạng này thường do cương sữa sinh lý hoặc tắc tia sữa nổi cục, chưa viêm.
1. Cương sữa sinh lý
Mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được ở trường hợp cương sữa sinh lý là do cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai đã bắt đầu sản xuất sữa non và do sự ức chế của 2 hormone nuôi thai là progesterone và estrogen. Sau sinh 48h, hormone tiết sữa prolactin được giải phóng và mất từ 30 – 72 giờ để cơ thể bắt đầu đẩy nhanh quá trình sản xuất sữa.
Khi này, các nang sữa bắt đầu to dần và mẹ sẽ cảm nhận được sữa đã về qua biểu hiện bầu ngực căng lên. Tuy nhiên, nếu bé không ti mẹ hoặc mẹ không vắt sữa, hormone Oxytocin không được sản sinh đủ, các xoang sữa sẽ không được co bóp để giải phóng sữa ra ngoài gây tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được.
Trường hợp này mẹ thường gặp phải sau sinh từ 3 – 5 ngày. Nhiều mẹ do mất máu nhiều hay sinh mổ gây đau khiến việc cho con ti hay hút sữa bị chậm trễ.
2. Tắc tia sữa nổi cục, chưa viêm
Tắc tia sữa nổi cục chưa viêm ở cấp độ 1 trong 3 cấp độ tắc tia sữa là tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được. Lý do được giải thích cho tình trạng này là bởi sữa không được đẩy ra ngoài, đóng thành cục gây tắc ống dẫn sữa, chèn ép các ống thông sữa khác, khiến mẹ càng hút sữa càng ra ít.
Dấu hiệu để mẹ nhận biết tình trạng này là bầu ngực vẫn căng sữa, tức, có đau nhưng không nhiều và mẹ sẽ sờ thấy có cục cứng, chưa viêm, chưa sốt, sữa nhiều nhưng hút không ra hoặc sữa chỉ nhỏ giọt không thành tia và thường xảy ra sau 1 tuần sinh bé.

Bài viết hữu ích: Cách thông tắc tia sữa hiệu quả chỉ trong phút chốc!
Mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được phải làm sao?
Đối với từng trường hợp mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được, các phương pháp cải thiện sẽ khác nhau. Các mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu bất thường ở bầu ngực, xem thời gian mình bị trong bao lâu để áp dụng đúng cách chữa cho tình trạng căng sữa mình gặp phải nhé.
1. Trường hợp cương sữa sinh lý
Mặc dù căng sữa nhưng không tiết ra được là vấn đề khá quen thuộc ở các mẹ bỉm sau sinh nhưng không phải ai cũng biết cách cải thiện hiệu quả trường hợp này. Vậy nên, sau khi xác định mình bị cương sữa sinh lý, mẹ cần thực hiện ngay các bước dưới đây để tránh chuyển biến sang tình trạng tắc tia sữa.
Bước 1: Chườm mát
Chườm mát bằng khăn sạch và nước vòi trong khoảng 10 phút giữa các lần bé ti xong giúp bầu ngực giảm căng tức, giảm tình trạng đau và nóng rát do cương sữa gây ra.
Bước 2: Cho con bú thường xuyên.
Cương sữa sinh lý có nguyên nhân chủ yếu do lượng hormone Oxytocin sản sinh không đủ khiến các nang sữa không co bóp để đẩy sữa ra ngoài. Do đó, bước đầu tiên trong xử lý cương sữa sinh lý là mẹ cần tăng cường cho bé bú để kích thích tuyến yên tiết ra nhiều Oxytocin. Nhiều mẹ sẽ bị đau khi bé ti tuy nhiên, nếu sữa không được giải phóng ra ngoài, tình trạng cương tức sẽ càng gây khó chịu hơn.
Lưu ý, mẹ cần cho con ti đúng cách, con ngậm đúng khớp vú để kích thích các thụ cảm ở đầu ti, giúp cơ thể sản sinh Oxytocin hiệu quả. Để nhận được hướng dẫn chi tiết cách cho con ti đúng khớp vú, mời mẹ tham gia vào HỘI KÍCH SỮA – LỢI SỮA VÀ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH để được các chuyên gia về sữa mẹ tư vấn miễn phí nhé.

Bước 3: Hút sữa
Để tránh nguy cơ bị tắc tia sữa, mẹ cần làm thông thoáng các nang sữa sau mỗi cữ bé ti. Việc này không chỉ giúp loại bỏ cặn sữa, sữa thừa ứ đọng mà còn giúp phản hồi lên tuyến yên để bắt đầu quá trình sản xuất sữa mới.

2. Trường hợp tắc tia sữa nổi cục, chưa viêm
Đối với trường hợp này, Tmẹ cần thực hiện các bước sau để chữa khỏi hoàn toàn, tránh chuyển biến sang cấp độ nặng hơn.
Bước 1: Chườm ấm
Việc chườm ấm chủ yếu là sử dụng nhiệt để làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông, vận chuyển hormone từ tuyến yên đến các nang sữa nhanh hơn, tăng quá trình sản xuất sữa.
Bước 2: Mát xa
Sau khi chườm ấm làm thông nhanh ống dẫn sữa, mẹ cần mát xa bầu ngực bằng một lực vừa đủ nhưng dứt khoát để đẩy cục tắc sữa theo dòng sữa đi ra ngoài.
Để nhận được các động tác mát xa bầu ngực, thông tắc sữa nhanh chóng, giảm ngay tình trạng căng sữa, mời mẹ tham gia vào HỘI KÍCH SỮA – LỢI SỮA VÀ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH nhận ngay video hướng dẫn mát xa chi tiết nhé.

Bước 3: Cho con ti
Việc cho con ti giúp quá trình sản xuất sữa diễn ra liên tục, đảm bảo lượng sữa dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu của bé. Đồng thời, khi bé ti mẹ, hormone tiết sữa Oxytocin sẽ được sản sinh nhiều vừa khiến các nang sữa co bóp giải phóng sữa ra ngoài, vừa giúp mẹ bớt căng thẳng và yêu con hơn.
Bước 4: Hút sữa thừa
Hút sữa thừa giúp các nang sữa thông thoáng, giảm nguy cơ tắc sữa do sữa thừa ứ đọng gây cặn. Và sau khi thực hiện hút sữa, mẹ hãy hút thêm mỗi bên 2 – 5 phút để tạo tín hiệu nhận biết lên tuyến yến nhằm bắt đầu sản xuất sữa cho bữa bú tiếp theo của bé.

Lưu ý quan trọng cho mẹ khi gặp tình trạng căng sữa nhưng không hút ra được là cần giữ tinh thần thoải mái. Nếu mẹ quá căng thẳng và lo lắng, hormone cortisol được sản sinh sẽ gây ức chế hoạt động của prolactin dẫn đến việc mẹ bị ít sữa và mất sữa, ảnh hưởng tới nguồn dinh dưỡng quan trọng của con trong quá trình phát triển toàn diện.
Như vậy, sau khi theo dõi các thông tin được chia sẻ trong chủ đề mẹ bị căng sữa nhưng không tiết ra được, chắc hẳn các mẹ đã hiểu và tìm được giải pháp cải thiện cho tình trạng của mình. Eveline hy vọng đã gửi tới mẹ một bài viết viết hữu ích và mong rằng sẽ nhận được nhiều đánh giá tích cực từ mẹ