Mẹ sau sinh ăn măng có mất sữa không?

Măng là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng từ măng, đặc biệt là các sản phụ. Vậy mẹ sau sinh ăn măng có mất sữa không? Đây là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Hãy cùng Eveline tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau nhé!

Giá trị dinh dưỡng có trong măng

Măng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g măng tươi chứa đến 91% là nước, 0.45g chất béo, 3.93g chất đạm, 7.85g tinh bột, 3.3g chất xơ cùng các vi chất khác có lợi cho sức khỏe. Một số lợi ích của măng đối với cơ thể như sau:

  • Là thực phẩm giàu chất xơ, có lượng đường và calo thấp rất thích hợp để giảm cân; ngăn ngừa táo bón.
  • Măng dồi dào hàm lượng selen, kali giúp kiểm soát lượng cholesterol và phòng chống bệnh tim mạch hiệu quả.
  • Cung cấp đa dạng các vitamin A, B, C, E,… giúp tăng cường sức đề kháng và hạn chế hình thành gốc tự do.
Măng là thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao
Măng là thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao

Ăn măng có mất sữa không?

Tuy là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất nhưng các mẹ hay truyền tai nhau rằng ăn măng sẽ bị mất sữa. Vậy thực hư việc sau sinh ăn măng có mất sữa không? Sự thật là măng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ mà chỉ là nhân tố gián tiếp làm giảm lượng sữa và thay đổi chất lượng sữa.

Khi mẹ bỉm ăn măng sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của sữa. Bé sẽ cảm thấy hương vị sữa mẹ không còn thơm ngon nên sẽ ti ít hoặc thậm chí bỏ ti. Lúc đó, tuyến sữa không còn được kích thích sẽ dẫn đến việc lượng sữa tiết ra ngày một ít đi và lâu dần sẽ gây mất sữa.

Bên cạnh đó, trong măng còn chứa lượng lớn chất cyanide. Hoạt chất này kết hợp với enzyme trong cơ thể sẽ biến đổi thành acid cyanhydric có khả năng gây ngộ độc với các dấu hiệu như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,… 

Ngoài ra, việc ăn măng sau khi sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ. Vì măng có tính hàn, do đó mẹ bỉm ăn vào sẽ lạnh bụng và dễ gây tiêu chảy. Khi hệ tiêu hóa của mẹ bị tổn thương sẽ dẫn đến hoạt động sản xuất sữa bị chậm lại và làm lượng sữa mẹ giảm đi đáng kể.

Mẹ không nên ăn măng trong giai đoạn cho con bú
Mẹ không nên ăn măng trong giai đoạn cho con bú

Chính vì những lý do trên mà mẹ bỉm không nên ăn bất kỳ loại măng tươi hoặc măng khô nào trong giai đoạn cho con bú để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Tốt hơn hết, mẹ nên lựa chọn thực đơn đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây khi nuôi con bằng sữa mẹ nhé!

Xem thêm: Ăn bắp cải có mất sữa không?

Nếu bị mất sữa sau khi ăn măng, mẹ cần làm gì?

Nếu đã ăn măng và bị mất sữa, mẹ không cần quá lo lắng vì tâm lý tiêu cực sẽ làm tình trạng chậm sữa, mất sữa trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn cách kích sữa phù hợp để kích thích tuyến sữa hoạt động. Cho con ti nhiều cữ trong ngày sẽ giúp tuyến sữa hoạt động hiệu quả và tăng tiết sữa nhiều hơn.

Việc chườm ấm và massage sẽ kích thích lưu thông mạch máu, tăng cường trao đổi chất, từ đó kích thích sữa về nhiều hơn theo từng cữ.

Không những thế, mẹ cần xây dựng lại thực đơn cân đối các nhóm chất: chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng. Khi cơ thể mẹ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện chất lượng nguồn sữa rõ rệt.

Cách gọi sữa về hiệu quả khi mẹ ăn măng bị mất sữa
Cách gọi sữa về hiệu quả khi mẹ ăn măng bị mất sữa

Bên cạnh việc dùng các phương pháp kích sữa trực tiếp, mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm lợi sữa để hỗ trợ gọi sữa về tốt hơn. Cùng điểm qua một số thực phẩm tốt cho sức khỏe sản phụ sau sinh mẹ nhé!

Đu đủ xanh: Trái cây này cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe sản phụ sau sinh như protein, chất béo, vitamin A, B, C, D, E,… Khi dùng đu đủ xanh, các vitamin và khoáng chất sẽ kích thích hormone sản xuất sữa oxytocin, từ đó tăng tiết sữa nhiều hơn. Mẹ có thể hầm giò heo với đu đủ xanh hoặc nấu canh cá chép đu đủ xanh để tẩm bổ nhé!

Cao trà IMA: Cao trà chứa nhiều canxi, chất xơ, chất sắt, vitamin A, C, E,… Do đó, mẹ dùng cao trà hằng ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giảm sưng viêm và phòng tránh tắc tia sữa cực kỳ hiệu quả. 

Các loại đậu: Trong các loại đậu chứa hàm lượng lớn omega – 3, protein, canxi, chất xơ, chất sắt,… tốt cho việc tăng lượng sữa và chất lượng sữa của mẹ. Mặc khác, việc dùng các loại đậu còn giúp điều chỉnh nội tiết tố, giảm viêm nhiễm và tăng đề kháng hiệu quả.

Củ sen: Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất kích thích tuyến sữa hoạt động, giúp thanh nhiệt, ngăn ngừa táo bón là những tác dụng tuyệt vời mà củ sen mang lại. Một số món ngon từ củ sen giúp mẹ lợi sữa như: củ sen hầm móng giò, canh củ sen đuôi heo, sườn kho củ sen,…

Rau ngót: Trong rau ngót chứa nhiều chất xơ, chất sắt, vitamin C, beta caroten,… Do đó, rau ngót được xem là thực phẩm giúp tăng tiết sữa mẹ an toàn.

Các loại hạt: Những loại hạt như hạnh nhân, bí ngô, hạt chia, hạt lanh,… được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên sử dụng sau bữa ăn để kích thích tuyến sữa hoạt động trơn tru hơn. 

Sau sinh mẹ nên bổ sung các thực phẩm gì để lợi sữa?
Sau sinh mẹ nên bổ sung các thực phẩm gì để lợi sữa?

Nếu mẹ vẫn chưa biết cách chọn thực phẩm lợi sữa nào, hãy tham gia hội Kích sữa_Lợi sữa & Chăm sóc trẻ sơ sinh để nhận Miễn Phí thực đơn dinh dưỡng 7 ngày lợi sữa, giúp sữa mẹ luôn dồi dào và đặc sánh nhé!

Như vậy, Eveline vừa giải đáp thắc mắc mẹ sau sinh ăn măng có mất sữa không? dựa trên cơ sở khoa học. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp mẹ hiểu được những lợi ích và tác hại khi ăn măng. Tốt hơn hết, mẹ nên dùng các thực phẩm lợi sữa để đảm bảo nguồn sữa mát lành cho con yêu. Đừng quên theo dõi sức khỏe mẹ và bé để cập nhật những kinh nghiệm bổ ích khi chăm sóc con, mẹ nhé!

Subscribe
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
@media (max-width: 549px){ }