Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Tại sao lại ra máu?

Chu kỳ kinh nguyệt là gì là câu hỏi các bé gái thường gặp phải khi bắt đầu vào giai đoạn dậy thì. Kinh nguyệt là dấu mốc quan trọng của các bé gái khi bước vào giai đoạn phát triển và hoàn thiện khả năng sinh sản. Việc chú ý quan sát đặc điểm, dấu hiệu, thời gian mà mỗi lần kinh nguyệt “ghé thăm” hàng tháng sẽ giúp các bé gái hiểu rõ hơn sức khỏe sinh sản của chính mình. Bài viết sau đây, Eveline xin giới thiệu kỹ hơn về Kinh nguyệt (máu kinh nguyệt), chu kỳ kinh nguyệt… để các bạn hiểu rõ hơn!

1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt được hiểu đơn giản là tập hợp những thay đổi sinh lý có tính chất chu kỳ ở cơ thể người phụ nữ dưới sự điều khiển của hormone sinh dục và hormone này rất cần thiết cho sự sinh sản. 

Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi sinh lý có tính chất chu kỳ dưới sự điều khiển của hormone sinh dục
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi sinh lý có tính chất chu kỳ dưới sự điều khiển của hormone sinh dục

Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu khi chị em bước vào giai đoạn dậy thì (khoảng 12-17 tuổi) và kéo dài cho đến khi hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45-50 tuổi). Thông thường, trong 2 – 3 năm đầu dậy thì, chức năng buồng trứng của các bé gái đã phát triển nhưng chưa thực sự hoàn thiện vì vậy mà chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định. Sau đó, buồng trứng hoàn thiện dần và kinh nguyệt sẽ theo một chu kỳ nhất định.

Triệu chứng bình thường khi đến chu kỳ kinh sẽ là: Thèm ăn, tâm trạng thay đổi, trạng thái bứt rứt khó chịu, đau đầu nhẹ, đầy hơi, đau bụng, nổi mụn trứng cá, căng tức ngực, mệt mỏi,…

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trải qua 4 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu – Giai đoạn nang trứng: được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và kết thúc bằng sự rụng trứng. Ở giai đoạn này buồng trứng sản sinh từ 5-20 nang trứng dưới tác động của hormone estrogen. Thông thường sẽ chỉ có 1 nang trứng phát triển thành trứng trưởng thành và được giải phóng trong giai đoạn tiếp theo.
  • Giai đoạn 2 – Giai đoạn rụng trứng: được tính là ngày thứ 14 của chu kỳ (đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày, còn những chị em có chu kỳ kinh khác thì thời điểm rụng trứng cũng sẽ khác). Quá trình rụng trứng thường diễn ra khoảng 28 – 36 giờ. Đây cũng là thời điểm vàng để thụ thai.
  • Giai đoạn 3 – Giai đoạn hoàng thể: được tính từ ngày sau rụng trứng và trước ngày hành kinh. Nang trứng sau khi giải phóng trứng sẽ biến đổi sang màu vàng và thành một cấu trúc mới được gọi là hoàng thể. Hoàng thể giải phóng hormone progesterone và một lượng nhỏ estrogen. Các hormone này có tác dụng làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên để đón trứng được thụ tinh về “làm tổ”. Nếu quá trình thụ tinh diễn ra, trứng sẽ “làm tổ” ở lớp niêm mạc tử cung và tạo ra các hormone cần thiết để duy trì hoàng thể. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, hoàng thể sẽ teo dần và chết đi cùng với đó là sự sụt giảm nồng độ progesterone. Điều này khiến niêm mạc tử cung bị bong ra, thoát ra cùng cùng dịch nhầy và máu.
  • Giai đoạn 4 – Giai đoạn kinh nguyệt (kéo dài từ 3-7 ngày): được tính từ khi lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, cùng với đó là một lượng máu và chất nhầy được đẩy ra ngoài qua âm đao.

Để quản lý chu kỳ kinh nguyệt mời bạn download app Eveline Care miễn phí tại đây:
applestore

ggplay

2. Máu trong chu kỳ kinh nguyệt là từ đâu?

Thông thường, chị em thấy máu kinh nguyệt chảy ra từ âm đạo (và sẽ dùng băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san để thấm hay hứng máu kinh) nhưng không phải như thế nhé! Máu kinh nguyệt thực chất chảy ra từ Buồng tử cung (do sự bong tróc của các lớp niêm mạc tử cung khi trước đó không xảy ra sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng) đi qua cổ tử cung và âm đạo rồi ra ngoài. 

Đến thời kỳ rụng trứng, quá trình thụ tinh không diễn ra thì trứng sẽ tự thoái hóa rồi phân hủy. Những tia máu nhỏ đang cung cấp máu cho niêm mạc tử cung sẽ ngừng lại và nội mạc tử cung teo dần làm lớp niêm mạc tử cung dày lên. Sau đó vài ngày, dưới sự co bóp của tử cung, lớp niêm mạc này sẽ bong ra cùng với một lượng máu nhỏ và chất nhầy được đẩy ra ngoài qua âm đạo đó chính là máu kinh nguyệt (Máu kinh nguyệt là máu không đông, màu đỏ thẫm).

Hiện tượng chảy máu này sẽ diễn ra trung bình từ 3-7 ngày và lượng máu kinh sẽ dao động khoảng từ 30-75ml (tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người)

máu kinh nguyệt
Máu kinh nguyệt trong thời kỳ hành kinh

3. Những dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Nếu như hàng tháng “đèn đỏ” ghé thăm bạn đều đặn, đúng ngày và chỉ kéo dài 3-5 ngày thì thật là tuyệt vời. Nhưng có rất nhiều bạn gái gặp phải tình trạng lượng máu kinh ra quá nhiều, hoặc quá ít hay bị đau bụng dữ dội trong chu kỳ, thậm chí tháng có, tháng không, một tháng ra kinh nguyệt 2 lần thì tất cả những dấu hiệu đó đang cảnh báo một chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Bạn nên dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe sinh sản của mình ngay nhé!

  • Rong huyết là tình trạng ra máu bất thường kéo dài trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ. Tình trạng ra máu này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong chu kỳ mà không phải là ngày “đèn đỏ”. Lượng máu có thể nhiều hay ít tùy thể trạng của từng chị em.
  • Rong kinh là hiện tượng ra máu kinh nguyệt (hành kinh) kéo dài trên 7 ngày và có tính chất chu kỳ. Nếu rong kinh kéo dài hơn 15 ngày sẽ trở thành rong huyết. Hiện tượng này trong y khoa còn gọi là rong kinh – rong huyết. Rong huyết kéo dài sẽ làm cho cơ thể bị thiếu máu, thậm chí còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Vì vậy khi có triệu chứng như vậy, chị em cần đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
  • Cường kinh là tình trạng lượng máu kinh ra rất nhiều (>80ml) và kéo dài trên 7 ngày gây mất máu kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chị em.
  • Thiểu kinh (ngược với cường kinh) là tình trạng lượng máu kinh ra ít, thậm chí là rất ít và thường ra 1-2 ngày là hết. 
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 28 ngày hoặc dài hơn 32 ngày
  • Máu kinh có những dấu hiệu bất thường như: màu đen, nâu hoặc đỏ tươi
  • Đau bụng, đau lưng dữ dội vào trước hoặc trong những ngày hành kinh
  • Dịch tiết âm đạo ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, tính chất khác lạ…
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường khiến chị em mệt mỏi
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường khiến chị em mệt mỏi

4. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng gì tới sức khỏe sinh sản?

Có một điều rất dễ hiểu đó là, khi chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đều đặn hàng tháng, không có điểm gì bất thường thì đương nhiên sức khỏe sinh sản cũng ổn định. Còn ngược lại khi chu kỳ kinh nguyệt bất thường hay không đều sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe sinh sản.

Kinh nguyệt bất thường là biểu hiệu cảnh báo một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…. Những bệnh lý vừa kể ngoài làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, nếu chủ quan và không được phát hiện sớm đến khi phát hiện thì kích thước khối u quá to thì khó điều trị, thậm chí phải phẫu thuật mà kết quả điều trị không cao dễ dẫn đến căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Khi lượng máu kinh hàng tháng ra quá nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu gây hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và công việc hàng ngày của người phụ nữ.

Đặc biệt, khi bị ra máu lâu ngày, không đều khiến phụ nữ mất đi sự tự tin trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày viêm nhiễm phụ khoa sẽ ảnh hưởng tới việc gần gũi bạn tình từ đó gây ra sự không hài lòng về đối phương, ảnh hưởng tới tình cảm. Thậm chí nếu tình trạng này diễn ra một thời gian dài nó sẽ là nguyên nhân gây tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Phụ nữ có thể bị suy nhược cơ thể khi chu kỳ kinh nguyệt không đều
Phụ nữ có thể bị suy nhược cơ thể khi chu kỳ kinh nguyệt không đều

Qua bài viết trên, Eveline đã giải thích cho bạn đọc về chu kỳ kinh nguyệt là gì?, như thế nào thì là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường và những dấu hiệu điển hình của một chu kỳ kinh nguyệt bất thường để chị em hiểu rõ hơn về sức khỏe sinh sản của mình. Hàng năm, Eveline khuyên chị em nên dành thời gian đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ để kịp thời phát hiện sớm nhất các dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh sản từ đó phòng và bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất!

Subscribe
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments