Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai là do đâu? Chậm kinh là dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất sau 1 tuần quan hệ. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp được xác định là không cấn bầu. Vậy đâu là lý do cho vấn đề này, hãy cùng nghe chuyên gia sinh sản hàng đầu giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây:
Những nguyên nhân gây chậm kinh mà không có thai
Thông thường ở người phụ nữ có cơ thể khỏe mạnh chu kỳ kinh nguyệt dao động khoảng từ 21 – 35 ngày, thời gian hành kinh kéo dài từ 2 – 7 ngày. Chậm kinh là tình trạng kinh nguyệt diễn ra chậm hơn so với chu kỳ bình thường và thường là dấu hiệu mang thai sớm nếu vợ chồng bạn quan hệ 7 – 10 ngày trước đó.
Mặc dù vậy, có những chị em chậm kinh cả 1 tháng hoặc nhiều hơn khi thử thai bằng que hoặc đi siêu âm đều có kết quả không mang thai. Ở trường hợp này, rất có thể bạn đang gặp những nguyên nhân sau:
1. Căng thẳng, stress kéo dài
Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân chậm kinh mà không có thai đầu tiên. Cuộc sống với bộn bề lo toan trong công việc, gia đình, các mối quan hệ dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo âu, stress thậm chí trầm cảm… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và dẫn tới rối loạn kinh nguyệt ở chị em.
Khi áp lực và mệt mỏi cơ thể sẽ sản sinh các hormone cao hơn mức bình thường tác động xấu đến quá trình sản sinh nội tiết tố estrogen và progesterone. Các hormone này tác động trực tiếp tới quá trình rụng trứng, khiến trứng rụng muộn hoặc không thể rụng gây các vấn đề như chậm kinh, kinh nguyệt không theo chu kỳ, thậm chí là mất kinh.

2. Rối loạn nội tiết
Nội tiết cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ một yếu tố nào tác động khiến vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng hoạt động sai lệch, hệ nội tiết mất cân bằng dễ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Nếu tình trạng này kéo dài dễ khiến bạn bị mất kinh, giảm khả năng sinh sản lâu dần có thể bị vô sinh
Kinh nguyệt chậm gây ra do rối loạn nội tiết có thể bắt nguồn từ thói quen thức quá khuya, vận động quá mạnh hay do chế độ ăn uống bổ sung quá nhiều estrogen hoặc progesterone. Do đó bạn nên cân bằng lại thói quen ăn uống, sinh hoạt để tránh gây chậm kinh nhé.

Chuyên gia cho rằng việc cân bằng nội tiết tố tự nhiên cho cơ thể khá đơn giản, bạn có thể bắt đầu ngay từ việc thay đổi chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Để nhận được thực đơn giúp cân bằng nội tiết hiệu quả, dễ dàng, không tốn quá nhiều chi phí, mời bạn tham gia ngay vào HỘI SINH CON TRAI THEO Ý MUỐN và HỘI SINH CON GÁI THEO Ý MUỐN cùng các thành viên khác chia sẻ các món ăn vừa ngon, vừa lành, vừa giúp bạn nhanh chóng thụ thai hiệu quả.
3. Bệnh lý
Một nguyên nhân chậm kinh mà không có thai là do các bệnh lý phụ khoa hay bệnh lý sinh sản gây ra. Có thể kể đến 3 bệnh lý chính gây chậm kinh như:
Rối loạn phóng noãn: là hiện tượng noãn (trứng) không thể phóng ra theo một chu kỳ nhất định dẫn đến tình trạng trứng rụng không đều, trứng không rụng được, không có kinh hoặc mất kinh. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ.
Đa nang buồng trứng: buồng trứng đa nang là hiện tượng buồng trứng xuất hiện những nang nhỏ, tạo nên bởi nồng độ androgen một cách bất thường trong cơ thể, Làm gián đoạn quá trình phát triển và rụng trứng dẫn đến không có kinh nguyệt, chậm kinh mà không cấn bầu ở chị em.
Các bệnh phụ khoa: U xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm buồng trứng,viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung đều ảnh hưởng đến chức năng, chất lượng của buồng trứng và tử cung gây rối loạn kinh nguyệt.

4. Cân nặng thay đổi bất thường
Việc thay đổi thể trạng cơ thể để được biểu hiện ở việc tăng hoặc giảm cân nặng một cách quá mức, mất kiểm soát dẫn tới tình trạng hoạt động sản xuất nội tiết tố bị ảnh hưởng không nhỏ.
Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) đạt dưới 19 là chỉ số tương đối lý tưởng với các chị em phụ nữ, nhưng nếu bạn giảm cân hoặc tăng cân quá mức khiến cơ thể không thích nghi kịp sẽ khiến tình trạng chậm kinh nguyệt có thể xảy ra.
Trong một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể nữ giới cần sản xuất đủ lượng estrogen để xây dựng nên lớp niêm mạc tử cung. Việc giảm hoặc nạp dư thừa lượng calo cơ thể cần có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, cơ quan chịu trách nhiệm điều chỉnh các quá trình khác nhau trong cơ thể trong đó bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt.

5. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Tác dụng của thuốc tránh thai là ngăn chặn sự thụ tinh. Trong thuốc có các hormone nội tiết tác động làm quá trình rụng trứng của chị em bị chậm lại, lúc này trứng sẽ không rụng được, sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng không xảy ra, giúp bạn quan hệ an toàn mà không lo vỡ kế hoạch. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc tránh thai, bạn rất dễ gặp tình trạng nổi mụn trên da, giảm ham muốn tình dục, gây tình trạng chậm kinh, làm giảm cơ hội mang thai hoặc thậm chí là vô sinh.
Theo chuyên gia, nhiều chị em thường sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi, liều lượng không theo quy định, điều này rất có hại cho sức khỏe. Do đó, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên tuân thủ theo liều lượng được chỉ định của bác sĩ và hãy tới thăm khám tại các cơ sở y tế nếu có những dấu hiệu bất thường khi sử dụng loại thuốc này.

6. Do tình trạng sức khỏe
Cơ thể mắc các bệnh lý như: tuyến giáp, ung thư, các loại bệnh mãn tính (lao phổi, tim mạch…) cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh mà không có thai. Trong phác đồ điều trị bệnh, một số loại thuốc chữa bệnh có tác dụng ức chế hormon, xạ trị hóa chất khiến các cơ quan sinh sản bị ảnh hưởng hoặc do cơ thể mệt mỏi, suy nhược khiến nội tiết tố trong cơ thể mất cân bằng ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
7. Mãn kinh sớm
Mãn kinh là tình trạng phụ nữ không có kinh nguyệt nữa, thời gian 12 tháng không có kinh sẽ được coi là mãn kinh ngoại trừ trường hợp chị em mang bầu hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Hiện tượng này xảy ra do lượng estrogen dự trữ cạn kiệt, hoặc bị cắt một hay cả 2 bên buồng trứng gây giảm nội tiết tố dẫn đến chậm kinh và mất kinh hẳn. Đó là lý do, sau 30 tuổi nhiều người bị mãn kinh sớm muốn sinh con nhưng không thể bầu được.

Các chuyên gia khẳng định việc hết kinh sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em phụ nữ, sức đề kháng sẽ giảm đi, dễ bị tấn công bởi các virus thông thường. Vậy làm thế nào để nào để đẩy lùi mãn kinh sớm, giảm nguy cơ mắc bệnh ở chị em phụ nữ? Mời bạn tham gia ngay vào HỘI SINH CON TRAI THEO Ý MUỐN và HỘI SINH CON GÁI THEO Ý MUỐN để được các chuyên gia chia sẻ bí quyết khoa học miễn phí và hiệu quả nhé.
Cần làm gì khi chậm kinh mà không có thai?
Nhiều chị em thường cảm thấy bất an và lo lắng khi đi khám và được các chuyên gia chia sẻ những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai, họ trở nên bối rối, không biết nên làm gì, bắt đầu hay đổi từ đâu để có thể giảm các hệ lụy về sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, bạn chỉ cần tuân thủ thực hiện theo những giải pháp sau, tình trạng chậm kinh sẽ cải thiện rõ rệt:
1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể
Trước tiên, chị em có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách khoa học bằng cách bổ sung thêm nhiều loại rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa, … vào các bữa ăn để tăng lượng calo hấp thụ vào cơ thể. Chú ý hạn chế ăn những thức ăn nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, những đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Và hãy nhớ không nên dùng nhiều các sản phẩm chứa chất kích thích như bia, rượu, trà, cà phê và thuốc lá nhé!
2. Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh
Hãy duy trì cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên, đi ngủ sớm, tránh thức khuya. Tốt nhất bạn nên đi ngủ trước 11h, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, đồng thời giữ cho tinh thần luôn thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
3. Tới khám tại các bệnh viện nếu tình trạng chậm kinh trong nhiều tháng
Nếu như bạn không phải vận động quá mức, không tăng cân, không giảm cân,… và đã áp dụng có phương pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh mà tình trạng chậm kinh của bạn không cải thiện mà kéo dài thêm nhiều tháng, cũng như xuất hiện những triệu chứng như đau bụng, căng tức bụng dưới thì hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!

Trên đây là chia sẻ của chuyên gia về những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai, hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp đỡ chị em trong quá trình nhận diện bệnh lý để tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng.