Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng gì tới phụ nữ?

Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở nữ giới mới dậy thì hoặc đang trong giai đoạn mãn kinh, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm. Để hiểu rõ về nguyên nhân và cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt, Eveline mời bạn tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh.

Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Là triệu chứng rối loạn về thể chất và cảm xúc trước và trong chu kỳ kinh, bao gồm ra máu kinh nhiều hoặc ít, trễ kinh, thay đổi tâm trạng không thể kiểm soát.

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, mức độ và biểu hiện cũng khác nhau ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt và chức năng sinh sản của chị em nếu không được chữa trị kịp thời.

Có nhiều dạng rối loạn kinh nguyệt khác nhau như đau bụng khi hành kinh, ra nhiều máu kinh hoặc không có kinh. Sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt chủ yếu do trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa trưởng thành, cần được phát hiện và điều trị sớm để giảm thiểu khả năng xảy ra các biến chứng liên quan đến sinh sản trong tương lai.

Cơ chế hoạt động của trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng
Cơ chế hoạt động của trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt nữ giới

Một số triệu chứng và dấu hiệu điển hình của rối loạn kinh nguyệt phải kể đến như sau:

Hội chứng tiền kinh nguyệt: Các triệu chứng có thể bao gồm khó chịu, đầy bụng, trầm cảm, thèm ăn, hung hăng và thay đổi tâm trạng. Tình trạng giữ nước và tăng cân dao động cũng là dấu hiệu thường gặp.

Chảy máu tử cung bất thường: Theo nghiên cứu có khoảng ⅓ phụ nữ gặp tình trạng chảy máu kinh bất thường. Chu kỳ kinh nguyệt thường dao động từ 24 đến 38 ngày, kéo dài từ 7 đến 9 ngày, vì vậy tình trạng kéo dài hơn được coi là bất thường. Chảy máu được coi là nhiều khi bạn sử dụng 1 hoặc nhiều bằng vệ sinh trong một giờ.

Đau bụng kinh hoặc chuột rút liên tục xảy ra khi không có bất kỳ bệnh lý vùng chậu nào trước đó. Bạn có thể bị đau lan xuống lưng dưới hoặc đùi trên khi bắt đầu hành kinh và kéo dài từ 12-72 giờ.

Một số triệu chứng kèm theo có thể là đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy và mệt mỏi. Cơn đau có thể kéo dài trong vòng vài năm đầu tiên của kỳ kinh. Sau đó giảm dần khi kỳ kinh trở nên đều đặn.

Vô kinh: Nếu bộ phận sinh dục không phát triển hoàn thiện như không có tử cung, không xảy ra chu kỳ phóng thì thì sẽ không có hiện tượng ra máu kinh. Nếu có kinh sau 16 tuổi được coi là có kinh muộn, nguyên nhân có thể là do dậy thì muộn, buồng trứng kém phát triển hoặc phát triển muộn, dinh dưỡng kém, người bé nhỏ hoặc do bệnh tật nên có thể kém phát triển.

Rong kinh: Đây là quá trình hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, máu kinh không đông, lượng máu ra nhiều vào giữa đợt có kinh

Bế kinh: Do màng trinh không thủng, âm đạo có vách ngăn hoặc do không co âm đạo dẫn đến máu kinh vẫn được bài tiết nhưng do những cản trở trên nên máu kinh không thể thoát được ra ngoài.

Kinh nguyệt thưa cũng là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt: Vòng kinh kéo dài hơn 35 ngày, thậm chí vài tháng. Trái ngược với kinh thưa là kinh máu với vòng kinh chỉ từ 21 ngày trở xuống.

Máu kinh thường có màu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường

8 dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt phổ biến chị em cần lưu tâm
8 dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt phổ biến chị em cần lưu tâm

Tham gia ngay CỘNG ĐỒNG SINH CON TRAI THEO Ý MUỐNCỘNG ĐỒNG SINH CON GÁI THEO Ý MUỐN để nhận thực đơn điều chỉnh lại kinh nguyệt và mẹo làm kinh nguyệt đều của hàng nghìn chị em bị như bạn. Hoặc Download app Tính ngày rụng trứng Eveline Care giúp bạn quản lý chu kỳ kinh nguyệt tại đây:

  • Tải phần mềm trên Iphone tại đây:

applestore

  • Tải phần mềm trên điện thoại khác tại đây:

ggplay

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Theo chuyên gia sinh sản chia sẻ, nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt thường do nhiều yếu tố gây nên như nội tiết tố, tinh thần, sức khỏe, chế độ ăn, lối sống sinh hoạt và tác dụng phụ của thuốc,…chi tiết như sau:

1. Rối loạn kinh nguyệt do thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố thay đổi thường gặp ở nữ giới mới dậy thì, mang thai, sinh con và thời kỳ mãn kinh. Đây là hiện tượng cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít hormone estrogen và progesterone, gây nên những tác động xấu đến sức khỏe nói chung và chức năng sinh lý nữ giới nói riêng. Dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, sạm nám da, suy giảm khả năng sinh sản, giảm ham muốn,….

Giai đoạn dậy thì: Đây là thời điểm các bé gái bắt đầu xuất hiện kỳ kinh nguyệt. Cơ thể và suy nghĩ có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự tăng sinh đột ngột của lượng hormone estrogen trong cơ thể. Dẫn đến tình trạng mất cân bằng và gây ra rối loạn kinh nguyệt ở nữ

Phụ nữ sau sinh: Nồng độ estrogen tăng sinh liên tục trong suốt thai kỳ nhằm bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Sau khi sinh, cơ thể mẹ bắt đầu suy giảm hormone khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, gây ra tâm trạng buồn bã, trầm cảm sau sinh, đặc biệt chu kỳ kinh có thể xuất hiện muộn.

Thời kỳ mãn kinh: Nội tiết tố sinh dục nữ estrogen suy giảm mạnh khi nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, những dấu hiệu thường gặp như: rối loạn kinh nguyệt, thay đổi tâm trạng, đau ngực, chóng mặt,…

Sự thay đổi nội tiết tố qua từng thời kỳ ở nữ giới
Sự thay đổi nội tiết tố qua từng thời kỳ ở nữ giới

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn

Tưởng chừng không nguy hại nhưng chính lối sống thiếu khoa học và chế độ ăn nghèo dưỡng chất khiến cơ thể suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn nội tiết tố nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Thức khuya: Do tính chất công việc hoặc thói quen cần thức khuya khiến nhiều người bị gặp tình trạng kiệt sức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, giấc ngủ, hệ thần kinh và nội tiết.
Môi trường sống không đảm bảo: Việc sống trong một môi trường độc hại, khói bụi, nguồn nước ô nhiễm và nhiều hóa chất lâu ngày, khiến chu kỳ kinh bị rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh lý.

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất: Nhiều nữ giới giảm cân bất chấp để giữ dáng khiến cơ thể không được cung cấp đủ lượng calo làm cản trở việc sản sinh hormone cần thiết cho việc rụng trứng. Ngoài ra đồ ăn cay nóng, dầu mỡ cũng khiến nữ giới bị rối loạn chu kỳ kinh.

3. Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi

Stress kéo dài gây rối loạn kinh nguyệt có liên quan chặt chẽ đến sinh lý các hormone trong cơ thể, đặc biệt là nội tiết tố sinh dục nữ. Căng thẳng có tác động lên tuyến thượng thận, làm tăng tiết hormone cortisol. Đây là hormone có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh nội tiết tố như estrogen và progesterone. Sự rối loạn của 2 loại nội tiết tố này là nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt.

Khi cơ thể căng thẳng mệt mỏi, tuyến thượng thận tăng tiết cortisol để tạo cảm giác thoải mái, tuy nhiên lại vô tình gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Đây chính là cơ chế chính mà stress gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Căng thẳng mệt mỏi kéo dài gây rối loạn hệ thống sinh dục nữ giới
Căng thẳng mệt mỏi kéo dài gây rối loạn hệ thống sinh dục nữ giới

4. Hội chứng đa nang buồng trứng gây rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều là biểu hiện điển hình của đa nang buồng trứng. Nguyên nhân là bởi lượng hormone tăng cao bất thường, quá trình rụng trứng gặp nhiều gián đoạn, làm cho niêm mạc tử cung không được bong ra hàng tháng. Bên cạnh đó, niêm mạc tử cung được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian dài, dẫn đến lượng máu kinh có thể nhiều hơn bình thường.

Nếu trứng không được rụng, nữ giới mắc đa nang buồng trứng khả năng cao sẽ rất khó có con, vì vậy cần được thăm khám và chữa trị kịp thời. Đối với phụ nữ sau tuổi dậy thì, chu kỳ kinh sẽ dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, khi chu kỳ kinh thường xuyên thay đổi, ngắn dưới 25 ngày hoặc dài trên 35 ngày, lượng máu kinh nhiều hoặc quá ít, khả năng cao đã mắc bệnh buồng trứng đa nang..

5. Một số loại thuốc gây rối loạn kinh nguyệt

Nhiều loại thuốc điều trị có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, làm chậm kinh, mất kinh, rong kinh kéo dài,.. ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý nữ giới. Một số loại thuốc điển hình phải kể đến:

Rối loạn kinh nguyệt có thể do sử dụng các loại thuốc điều trị và thực phẩm chức năng
Rối loạn kinh nguyệt có thể do sử dụng các loại thuốc điều trị và thực phẩm chức năng

Thuốc tránh thai: Đây được xem là phương pháp tránh thai khá hiệu quả. Tuy nhiên nó lại gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn kinh nguyệt. Việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên sẽ làm thay đổi nồng độ hormone đột ngột khiến chu kỳ kinh bị rối loạn

Ngoài ra các loại thuốc tiêm, cấy ghép tránh thai đều chứa progesterone và có tác dụng phụ gây mất kinh, chảy máu kinh nguyệt bất thường.

Thuốc giảm cân: Trong cơ thể nữ giới, chất béo có ảnh hưởng ít nhiều đến sự điều hòa kinh nguyệt. Một số tác dụng phụ của thuốc giảm cân gây rối loạn kinh nguyệt cụ thể như:

  • Chậm kinh hoặc tắc kinh: Việc dùng kéo dài thuốc giảm cân và uống không đúng cách dễ làm thay đổi nội tiết tố, làm rối loạn kinh nguyệt, điển hình là chứng chậm kinh và tắc kinh.
  • Vô kinh kéo dài: Thuốc giảm cân gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, đặc biệt là progesterone

Thuốc kháng sinh: Khi sử dụng loại thuốc này sẽ tiết ra hormone có tên gọi là gonadotropin, tác động trực tiếp lên tử cung khiến lượng estrogen bị giảm gây ra chậm kinh. Thuốc kháng sinh có mặt trong gan thì tỷ lệ chuyển hóa estrogen cũng như progesterone sẽ bị ảnh hưởng.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng những gì?

Theo chuyên gia sinh sản, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở nữ giới, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài lâu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý, cơ hội mang thai và ngoại hình nữ giới, cụ thể như sau:

1. Gây thiếu máu nghiêm trọng

Chảy máu kinh nguyệt bất thường, rong kinh lâu ngày dẫn đến thiếu máu, đây là nguyên nhân suy giảm hồng cầu phổ biến ở nữ giới trong giai đoạn tiền mãn kinh. Mất máu hơn 80ml mỗi chu kỳ kinh được coi là nhiều. Một số biểu hiện nếu bị thiếu máu do rong kinh như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, ngất xỉu, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tim.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện điển hình của một số bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang buồng trứng,… Ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone rụng trứng, trứng không rụng hoặc rụng chậm, giảm thiểu cơ hội tinh trùng gặp được trứng để thụ thai, thậm chí là vô sinh.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn con thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi 30-40 bị rối loạn kinh nguyệt, chứng minh một điều chu kỳ kinh thất thường làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới.

3. Ảnh hưởng đến nhan sắc

Rối loạn kinh nguyệt không những khiến cơ thể mệt mỏi, choáng váng mà còn ảnh hưởng nhiều đến nhan sắc của chị em như làn da trở nên thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm. Bên cạnh đó là thay đổi tâm trạng dễ cáu giận, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực,….

4. Ảnh hưởng đến chuyện “ấy”

Khi cơ thể bị mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, vùng kín thường có dấu hiệu đau nhức, khó chịu. Hiện tượng này có thể kéo dài vài ngày sau khi hết kinh. Khiến bạn không tự tin, giảm hưng phấn và thích thú khi làm chuyện “ấy”

Ngoài ra, nếu chị em bị rong kinh, khí hư ra nhiều khi quan hệ tình dục khiến cơ thể bị hao tổn sức lực, vì vậy khi đã mất đi một lượng máu cơ thể sẽ suy nhược khiến không mất sức khi quan hệ

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của nữ giới
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của nữ giới

Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng 3 bước đơn giản

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và cuộc sống của bạn. Eveline hiểu được nỗi lo lắng của những bạn nữ khi bị kinh nguyệt không đều. Các bước cải thiện hiệu quả dưới đây chị em nên lưu về dùng dần:

Cải thiện rối loạn kinh nguyệt hiệu quả với 3 bước thực hiện đơn giản tại nhà
Cải thiện rối loạn kinh nguyệt hiệu quả với 3 bước thực hiện đơn giản tại nhà

Bước 1: Bổ sung ngũ cốc nội tiết Như Ý trong khẩu phần ăn

Bột Ngũ cốc Như Ý với thành phần từ các loại hạt tự nhiên giàu dưỡng chất như hạt óc chó, ngũ cốc, hạt dẻ cười, đậu xanh,.. có chứa Vitamin, Axit Folic, Omega-3 có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết

Đặc biệt đối với nữ giới đang có kế hoạch sinh con nhưng có chu kỳ kinh thất thường, bổ sung Ngũ cốc mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ nang trứng khỏi các tác nhân gây hại như gốc oxy hóa tấn công nang trứng. Ngăn ngừa tình trạng trứng lão hóa sớm, trứng lép kém phát triển, giúp trứng mẩy đẹp, từ đó tăng khả năng thụ thai nhanh chóng

Bột ngũ cốc nội tiết giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn
Bột ngũ cốc nội tiết giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn

XEM THÊM THÔNG TIN SẢN PHẨM NGŨ CỐC NỘI TIẾT

Bước 2: Điều hòa kinh nguyệt bằng gừng và quế

Gừng được sử dụng như một phương thuốc dân gian giúp điều hòa rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy gừng có tác dụng giải quyết tình trạng này.

Gừng có tính nóng, nữ giới uống trà gừng ấm vào những ngày đèn đỏ là phương pháp điều trị đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra nếu duy trì thói quen uống trước 7 ngày khi hành kinh giúp ổn định tâm trạng, thể chất và các triệu chứng hành vi của tiền kinh nguyệt.

Quế cũng có tác dụng tương tự, giúp giải quyết một loạt các vấn đề về kinh nguyệt. Quế giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và là lựa chọn trong việc điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, giảm đau bụng kinh nguyên phát.

Bước 3: Giữ tâm lý thoải mái, lối sống lành mạnh

Như đã đề cập ở trên, nếu bạn có một cuộc sống bận rộn, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone có hại cho sức khỏe, tăng sinh hormone nội tiết không đều đặn, dẫn đến rối loạn kinh nghiệm.

Chính vì vậy, một lối sống khoa học, luôn vui vẻ, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực sẽ giúp đầu óc thư giãn, từ đó kinh nguyệt sẽ dần được điều hòa. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp bạn duy trì vóc dáng, sức khỏe mà còn là cách điều trị hội chứng buồng trứng đa nang hiệu quả, tác nhân chính gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Eveline về chủ đề Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe sinh sản và nội tiết của bản thân. Nếu triệu chứng kéo dài lâu ngày nên được thăm khám bác sĩ kịp thời để điều trị, tránh để tình trạng trở nặng bạn nhé!

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Hotline Messenger Fanpage Đặt Hàng
//***Buttonfooter***